Viêm da là một loại bệnh da liễu thường gặp với biểu hiện: da viêm đỏ, mẩn ngứa, có mụn nước li ti,… Vậy có những bệnh viêm da nào? Cách điều trị trị và phòng ngừa ra sao? Cùng Veraderm tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Viêm da (Dermatitis) là một bệnh lý về da khá phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi.
Người mắc bệnh viêm da thường có những dấu hiệu như da viêm đỏ, sưng, mẩn ngứa thành từng mảng. Một vài người biểu hiện có thêm mụn nước ở vùng viêm.
Viêm da cơ địa được xếp vào loại bệnh da liễu mãn tính. Người bị viêm da cơ địa thường sẽ có biểu hiện từ vài tháng tuổi và kéo dài tới khi trưởng thành. Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa là do người mắc có cơ địa dị ứng (cơ địa Atopy), người từng bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng,… Bên cạnh đó, cũng có thể do viêm mũi dị ứng, hen phế quản khiến Histamin gây ngứa và viêm da được giải phóng.
Mỗi giai đoạn, bệnh viêm da cơ địa sẽ có biểu hiện khác nhau:
Với trẻ dưới 2 tuổi: Các vết viêm xuất hiện đầu tiên ở má, trán, cằm, có thể lan ra tay, chân, thân mình. Ban đầu là các vết hồng ban, hơi sưng, có các mụn nước. Lâu dần các mụn nước bị vỡ khiến dịch chảy ra, sau đó đóng vảy và bong vẩy. Các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều lần, có thể khỏi hẳn trước 4 tuổi.
Với trẻ từ 2 đến 12 tuổi (eczema thể địa trẻ em): Nếu sau 2-3 tuổi mà vẫn tiếp tục tái phát thì bệnh đã phát triển thành eczema thể địa trẻ em. Lúc này các vết viêm sẽ khu trú ở vùng có nếp gấp như kheo tay – chân, vùng cổ tay, chân,… Lâu ngày, các vết viêm gây ra tổn thương da hay còn gọi là Lichen hóa và dần tiến triển thành mãn tính.
Với người trên 12 tuổi: Lúc này bệnh đã phát triển thành thể mãn tính hay còn gọi là eczema thể địa chính cống. Các vết viêm, Lichen hóa có thể xuất hiện ở tất cả các khu vực trên cơ thể.
Viêm da cơ địa gây ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt cho người bệnh. Vì vậy, người bị viêm da cơ địa cần khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể bôi kem dưỡng nhằm giữ độ ẩm cho da vào các khoảng thời gian bệnh thuyên giảm, ít sử dụng các chất tẩy rửa và không nên mặc đồ dạ, len.
Viêm nang lông là dạng viêm da nhiễm trùng với biểu hiện là các nang lông bị viêm đỏ, có thể có mụn mủ nhỏ gây ra cảm giác đau rát, ngứa ngáy.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nang lông.
Do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Các vi khuẩn này vốn tồn tại trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như đề kháng suy giảm, rối loạn cơ thể, da bị tổn thương, vệ sinh cá nhân kém,… khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây ra viêm.
Viêm nang lông cũng có thể xảy ra khi bạn tẩy lông, cạo lông không đúng cách, bôi các loại kem dưỡng làm bít kín các lỗ chân lông.
Bệnh viêm nang lông có thể dùng thuốc bôi tại chỗ như dung dịch xanh Methylen 1%, uống thuốc kháng sinh, bổ sung vitamin nhóm B,… Phần lớn nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông là do vi khuẩn, nấm bệnh vậy nên lời khuyên là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám.
Viêm da tiết bã hay còn được biết đến với cái tên chàm da mỡ, viêm da dầu là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp. Biểu hiện của viêm da tiết bã là xuất hiện các mảng hồng ban, bong tróc tại các vùng da hay tiết bã nhờn như da đầu, mũi, má, chân mày, vùng da lưng – ngực.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm da tiết bã là do nấm men Malassezia hoạt động và phát triển. Đây là loại nấm men cư trú sẵn trên da của người trưởng thành và thường không gây hại gì. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi, loại nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra rối loạn da và viêm da.
Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ nhỏ, viêm da tiết bã được biết đến với tên gọi quen thuộc là “cứt trâu”, xuất hiện ở vùng da đầu của trẻ.
Điều trị viêm da tiết bã cần tùy thuộc vào mức độ và vị trí của ổ viêm để có thuốc đặc trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu của viêm da dầu bạn hãy tới phòng khám da liễu để thăm khám. Bạn tuyệt đối không nên dùng các phương pháp chưa qua kiểm chứng bởi có thể sẽ làm bệnh của bạn thêm nặng.
Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Thường bắt gặp ở người phải làm việc trong môi trường nồng độ chất gây mẫn cảm dị ứng cao (hóa chất, chất tẩy rửa, xi măng, vàng bạc,…). Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng là có các nốt ban đỏ kèm theo mẩn ngứa dữ dội, nhất là ở vùng da đã tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Là dạng viêm da tiếp xúc thường thấy nhất. Nguyên nhân phát bệnh là do da tiếp xúc với chất gây kích ứng như xà phòng, dung môi hay tiếp xúc với quá nhiều nước. Người bị viêm da tiếp xúc kích ứng thường bị ở 2 bàn tay và 2 bàn chân.
Viêm da tiếp xúc có thể điều trị bằng cách bôi kem như: Oxyde kẽm, kem chứa corticoid,… hay uống thuốc chống dị ứng.
Để phòng ngừa các loại bệnh viêm da, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là các vùng da đổ dầu, các nếp kẽ như kheo chân, kheo tay,… Khi tắm nên sử dụng nước nóng vừa phải, tránh sử dụng nước quá nóng sẽ làm nghiêm trọng hơn các vùng viêm.
Với người không có tiền sử dị ứng hay kích ứng thì nên sử dụng các sản phẩm bổ trợ làm sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm, tẩy tế bào chết, kem dưỡng ẩm,…
Tránh để da bị tổn thương, sẽ là cơ hội cho nấm, vi khuẩn phát triển, tạo thành ổ viêm.
Nên ưu tiên sử dụng quần áo làm bằng cotton, tránh các đồ len, da bó sát vào da.
Chủ động cấp ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng.
Ăn uống điều độ, cân bằng, chủ động chữa trị các chứng rối loạn (gan, thận,..) nếu có.
Các bệnh viêm da tùy theo mức độ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thẩm mỹ cho người mắc bệnh. Vì vậy, hãy chú trọng bảo vệ làn da của mình bạn nhé.
Nếu có bất cứ thắc mắc về triệu chứng, phương pháp điều trị hay các vấn đề liên quan tới bệnh da liễu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Cách lấy lại sự tự tin cho người mắc bệnh chàm da mỡ
Nỗi sợ rụng tóc khi bị viêm da đầu và Cách điều trị rụng tóc hiệu quả nhất
Viêm da dầu có thể điều trị tận gốc không?
Top 5 cách giảm nhờn trên da hiệu quả
Những dược liệu thiên nhiên chữa viêm da tiết bã hiệu quả nhất
Cách dưỡng ẩm da an toàn và hiệu quả
Cách giảm thâm hiệu quả sau laser
Viêm da tiếp xúc do côn trùng nguy hiểm như thế nào?
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |