Viêm da tiết bã có tự hết không? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn, chàm da mỡ là tình trạng viêm da thường gặp, mạn tính và dễ tái phát. Vị trí bắt gặp chủ yếu là ở mặt, đầu, ngực và vùng liên bả vai. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

Viêm da tiết bã trên mặt.
Viêm da tiết bã trên mặt.

1. Viêm da tiết bã có tự hết không?

Hiện nay, do vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã. Vì thế, việc điều trị bệnh là điều vô cùng khó khăn. Trường hợp viêm da tiết bã tự hết là điều không thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và yếu tố cơ địa của từng bệnh nhân mà bệnh chỉ có thể dần thuyên giảm theo thời gian.

Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Viêm da tiết bã gây mất thẩm mỹ rất lớn cho người bệnh.
Viêm da tiết bã gây mất thẩm mỹ rất lớn cho người bệnh.

2. Trị viêm da tiết bã tận gốc được không?

Bệnh viêm da dầu là bệnh da mạn tính, gây phiền phức cho người bệnh vì màu da thương tổn đỏ, vảy da bong liên tục ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng sống. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng và duy trì chế độ điều trị, bệnh nhân có thể khỏi bệnh triệt để hoặc chỉ làm giảm các triệu chứng phiền phức của bệnh gây nên và tái phát sau đó nhiều lần.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định cho phù hợp có thể sử dụng thuốc bôi, dầu gội chống nấm. Các kem dưỡng ẩm cần bôi nhiều lần trong ngày và bôi duy trì, đặc biệt vào mùa thu – đông. Ngoài ra, các bác sĩ cũng xem xét về thể trạng của người bệnh, dinh dưỡng và các vitamin nhóm B, vitamin B3, B6, vitamin H, uống kẽm. Vì vậy khi mắc bệnh cần được khám và tư vấn cụ thể, tuyệt đối không điều trị mách bảo.

Xem thêm: KETOZOL dầu gội trị nấm 125ml

3. Cách điều trị viêm da tiết bã

Việc điều trị tùy thuộc vào vị trí bị viêm da và mức độ nặng của triệu chứng. Dầu gội đầu đặc trị thường được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và người lớn bị viêm da tiết bã ở đầu. Nếu vảy không mềm, có thể dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da đầu trước khi gội đầu. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa cho các loại dầu gội và kem bôi có chứa chất điều hòa miễn dịch để điều trị viêm.

3.1 Định hướng điều trị chung

  • Sử dụng các thuốc làm bong vảy tại chỗ giúp loại bỏ các vảy da như: acid salicylic, acid lactic, urea, propylene glycol.
  • Các thuốc chống nấm tại chỗ có thể được chỉ định như: ketoconazol, ciclopirox dạng dầu gội đầu hoặc dạng kem bôi. Vài chủng Malassezia kháng với thuốc chống nấm azol, có thể sử dụng kẽm pyrithion hoặc selenium sulphit thay thế.
  • Corticosteroid loại nhẹ dùng tại chỗ từ 1-3 tuần để giảm viêm, cắt giảm giai đoạn bùng phát bệnh.
  • Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ.
  • Với các trường hợp bệnh nặng, kháng điều trị ở người lớn, có thể sử dụng itraconazol uống, tetacyclin, kháng sinh và liệu pháp ánh sáng.

3.2 Điều trị viêm da dầu ở đầu

  • Sử dụng dầu gội đầu có chứa hoạt chất ketoconazol hoặc Ciclopirox, selenium sulfit, kẽm pyrithion, coal tar, acid salicylic. Liều dùng: 2 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng.
  • Steroid cho vùng da đầu (dạng dung dịch, dạng gel) sử dụng hằng ngày trong vài ngày để giảm ngứa, giảm viêm.
  • Kem tar bôi lên vùng da xuất hiện nhiều vảy, sau vài giờ thì gội đầu lại với nước sạch.
Steroid tại chỗ có nhiều dạng bào chế như kem, lotion, mỡ, gel…
Steroid tại chỗ có nhiều dạng bào chế như kem, lotion, mỡ, gel…

3.3 Điều trị viêm da dầu ở mặt, tai, ngực, lưng

  • Làm sạch bằng các dung dịch rửa không chứa xà phòng mỗi ngày 1-2 lần.
  • Dùng kem ketoconazol hoặc ciclopirox ngày 1 lần trong 2-4 tuần, nhắc lại nếu cần thiết.
  • Kem hydrocortison bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần.
  • Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ.

3.4 Thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến viêm da tiết bã

Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn sử dụng khi điều trị viêm da tiết bã.
  • Nên báo cho bác sĩ về những bệnh khác đang mắc phải và những loại thuốc bạn đang sử dụng, cả kê toa lẫn không kê toa.
  • Nên sử dụng kem dưỡng da để giữ ẩm cho da và gội đầu bằng xà phòng mỗi ngày hay theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên ra ngoài mỗi ngày: Ánh nắng mặt trời có thể giúp chữa trị những triệu chứng của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ về thời gian phơi nắng và đừng quên dùng kem chống nắng.
  • Nên báo cho bác sĩ nếu có sốt, vết mụn chảy mủ hoặc khi xuất hiện những triệu chứng không thuyên giảm hay tệ hơn.

Thực tế, bệnh viêm da tiết bã không thể tự hết nếu như bạn không có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi nguyên nhân gây bệnh thuộc phạm vi rộng nên việc điều trị là vô cùng khó khăn. Trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, nhanh khỏi hay lâu khỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, hệ miễn dịch và cách điều trị của từng người. Vì vậy khi thấy dấu hiệu của bệnh viêm da dầu, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh của từng người. Từ đó đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất dành cho người bệnh.

      Gửi câu hỏi cho chuyên gia

      Bài viết liên quan

        CHUYÊN GIA TƯ VẤN

        Bạn đang gặp vấn đề gì

        • CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM
        • Địa chỉ: Số 6, ngách 62, ngõ 637 Trương Định, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
        • 02466 528 656
        GOOGLE MAP
        Copyright © 2023 CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM | Thiết kế bởi: TRUYỀN THÔNG VIỆT