Theo các chuyên gia về da liễu, da người được chia làm 5 loại cơ bản gồm da thường, da dầu, da khô, da nhạy cảm và da hỗn hợp. Với mỗi tình trạng da sẽ có thể phát sinh các bệnh da liễu khác nhau. Ở bài viết dưới đây, cùng Veraderm tìm hiểu người có da dầu thường bị bệnh gì?
Trên thực tế, có khá ít người có thể sở hữu cho mình một làn da hoàn hảo. Dù nhiều hay ít, da của bạn cũng sẽ gặp một vài vấn đề khác nhau như da dầu, da khô, da bị mụn, da nhạy cảm,… Trong đó, da dầu là tình trạng da thường gặp nhất, với bất kỳ độ tuổi nào.
Dưới bề mặt da tồn tại các tuyến bã nhờn. Các tuyến bã nhờn này làm nhiệm vụ tiết một lớp nhờn (hỗn hợp tạo ra từ chất béo) vừa đủ để cung cấp độ ẩm cho da, khiến da trông căng bóng, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu các tuyến bã nhờn này hoạt động quá mức, tiết ra nhiều dầu sẽ dẫn đến tình trạng da dầu.
Tình trạng da dầu có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất kỳ độ tuổi nào với những đặc điểm như sau:
Do các tuyến bã nhờn dưới da luôn hoạt động hết mức nên da mặt bạn trông lúc nào cũng bóng nhờn, nhìn vào giống bạn đang đổ mồ hôi. Các vùng cánh mũi, cằm, trán là vùng tiết nhiều dầu nhất và có thể nhận biết ngay bằng mắt thường.
Lỗ chân lông to và nổi rõ, nhất là vùng chữ T (mũi – cằm – trán). Đây là hậu quả của việc dầu gây bít tắc lỗ chân lông.
Có mụn: Người bị các loại mụn viêm, mụn đầu đen,… thường là những người có làn da dầu.
Gặp khó khăn trong việc trang điểm: Với người có làn da dầu, khi sử dụng kem chống nắng hay trang điểm sẽ vất vả hơn. Làn da dầu sẽ khiến lớp trang điểm của bạn không được cố định, dễ bị trôi và gãy phấn trong thời gian ngắn.
Di truyền là một yếu tố tác động không nhỏ tới việc hình thành tính trạng của một con người. Người con có thể nhận cả gen trội và gen lặn từ bố mẹ. Làn da cũng không phải ngoại lệ. Nếu người bố và người mẹ đều có làn da dầu thì khả năng cao người con cũng sẽ được thừa hưởng làn da này.
Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, da dầu thường gặp ở những người trẻ, độ tuổi dưới 30 nhất là ở độ tuổi dậy thì và sau dậy thì. Ở độ tuổi này, nồng độ androgen trong nội tiết tố khá cao, đẩy mạnh sự hoạt động của các tuyến bã nhờn, dầu nhờn cũng tiết ra nhiều hơn.
Khi tuổi tác của bạn càng cao, lượng protein trong cơ thể sẽ càng giảm dẫn đến sự thiếu hụt collagen. Việc thiếu hụt này sẽ khiến tuyến bã nhờn dưới da hoạt động chậm lại và kém hiệu quả hơn rất nhiều. Da lúc này sẽ không còn bóng dầu mà chuyển sang khô, sần, xuất hiện các nếp nhăn.
Chăm sóc da không đúng cách sẽ khiến tình trạng da dầu của bạn ngày càng tệ hơn đó. Cùng điểm qua một vài lỗi sai trong cách chăm sóc da nhé:
Sử dụng sản phẩm dưỡng da không phù hợp: Trên thị trường có hàng ngàn hàng vạn các sản phẩm dưỡng da đến từ các thương hiệu khác nhau. Để có thể chọn được sản phẩm dưỡng da phù hợp bạn cần quan sát và hiểu rõ làn da của mình. Nếu bạn sử dụng các loại kem dưỡng, kem chống nắng,… có kết cấu kem quá dày sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc, lớp dầu không thể thoát ra ngoài.
Làm sạch da quá mức: Rửa mặt, tẩy tế bào chết thường xuyên, quá nhiều lần trong một ngày sẽ chỉ khiến da bạn thêm bóng dầu mà thôi. Bởi khi lạm dụng các bước làm sạch sâu này cũng là lúc hầu hết các lớp dầu trên mặt bị cuốn trôi. Các tuyến bã nhờn sẽ nhận tín hiệu và cho rằng da mặt bạn đang quá khô, cần cấp ẩm ngay lập tức. Lúc này, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động càng mạnh hơn để bù đắp số dầu đã mất.
Không dưỡng ẩm da: Nhiều người cho rằng, da dầu là da đã đủ nước, không cần cấp ẩm cho nó nữa. Đây thực ra là một cách hiểu hoàn toàn sai. Bạn cần cấp ẩm cho da để giảm thiểu sự hoạt động của tuyến bã nhờn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm trị mụn như Retinol, Salicylic Acid,… thì lại càng phải tiến hành cấp ẩm cho da.
Môi trường sống cũng là một trong những yếu tố tác động tới làn da dầu. Những người sống ở vùng có khí hậu nóng ẩm thường có xu hướng đổ dầu nhiều hơn so với những khu vực còn lại. Ngoài ra, những đất nước có chia thành 4 mùa như ở Việt Nam thì mùa hè nóng bức sẽ là lúc mà tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất.
Với người bị da dầu thì lỗ chân lông to và lộ rõ là điều không thể tránh khỏi. Khi các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức đã tạo ra lượng lớn dầu trong các lỗ chân lông, các lỗ chân lông cũng vì vậy mà bị giãn nở to ra. Tình trạng này có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường.
Mụn là điều không thể tránh khỏi với những người có làn da dầu. Các lỗ chân lông bị bít tắc là điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập vào da, tạo thành các ổ viêm và lên mụn.
Ngoài mụn viêm, mụn trứng cá thì người có làn da dầu còn rất dễ xuất hiện mụn đầu đen. Mụn đầu đen được tạo ra bởi sự dư thừa của bã nhờn ở đáy nang lông. Các bã nhờn này khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen.
Viêm da tiết bã (hay còn gọi là viêm da dầu) là một bệnh lý về da thường gặp. Biểu hiện của bệnh là việc xuất hiện các mảng hồng ban, bong tróc ở các vùng da hay tiết bã nhờn như vùng chữ T, vùng ngực – lưng,…
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã là do một loại nấm men cư trú sẵn trên da người hoạt động và phát triển. Tại các vùng da dầu, lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn sẽ là điều kiện thuận lợi cho loại nấm này tấn công và gây viêm da tiết bã.
Để cải thiện tình trạng da dầu, bạn cần một quá trình chăm sóc da thật tốt. Hãy tham khảo một vài cách chăm sóc da dầu dưới đây nhé:
Rửa mặt là một cách giúp bạn loại bỏ phần nào các lớp bụi bẩn cũng như bã nhờn dư thừa trên mặt. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn biết rửa mặt đúng cách:
Không sử dụng nước nóng để rửa mặt bởi nó có thể khiến da bạn khô hơn. Hãy điều chỉnh nhiệt độ vừa phải.
Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với làn da dầu của mình. Tránh các sản phẩm có thể gây kích ứng cho da hoặc các sản phẩm có độ pH quá cao.
Tránh dùng các vật dụng cứng, khô ráp để ma sát lên mặt. Nó không làm da bạn sạch hơn đâu. Sử dụng tay hoặc máy rửa mặt chuyên dụng, tạo bọt rồi thoa nhẹ nhàng lên các vùng da trên mặt nhé.
Sau khi rửa mặt xong, bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc bông tẩy trang để lau khô.
Thoa toner hay nước hoa hồng sau khi đã rửa mặt sạch có thể giúp bạn:
Cân bằng độ ẩm mà da vừa mất do rửa mặt
Loại bỏ bụi bẩn và cặn trang điểm còn sót lại trên da
Se khít lỗ chân lông
Các loại sản phẩm dưỡng da hay kem chống nắng đều có chia thành nhiều phiên bản phù hợp với từng tình trạng da khác nhau. Với da dầu, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có tính năng kiềm dầu, thu nhỏ lỗ chân lông.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm giấy thấm dầu để có thể loại bỏ bớt lượng dầu trên da. Đây là biện pháp cứu cánh khi bạn phải hoạt động ngoài trời mà không tiện rửa mặt.
Trên đây đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Da dầu thường bị bệnh gì?”. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc về triệu chứng, phương pháp điều trị hay các vấn đề liên quan tới bệnh da liễu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Mẹo hay giúp kiểm soát tuyến bã nhờn hiệu quả
Chăm sóc da bị viêm da tiết bã như thế nào?
Các bệnh viêm da mà bạn cần biết
Veraderm giúp mình điều trị thành công bệnh viêm da tiết bã
Cách dưỡng ẩm da an toàn và hiệu quả
Mình đã chữa viêm da tiết bã tại nhà thành công
Sợi bã nhờn gây bệnh gì bạn đã biết chưa?
Nỗi sợ rụng tóc khi bị viêm da đầu và Cách điều trị rụng tóc hiệu quả nhất
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |