Đỏ da – triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân

Đỏ da, xuất hiện phù nề, có cảm giác châm chích,… là biểu hiện của bệnh đỏ da toàn thân. Ngoài các tổn thương về niêm mạc da thì bệnh còn có những triệu chứng toàn thân khác.  Ở bài viết dưới đây, Veraderm sẽ cung cấp tới bạn những thông tin xoay quanh bệnh đỏ da toàn thân. Cùng theo dõi nhé!

Đỏ da toàn thân là bệnh gì?

Đỏ da toàn thân là một bệnh lý về da còn được biết đến với cái tên viêm da bong vảy. Như tên gọi, người mắc đỏ da toàn thân có triệu chứng chung là đỏ da, đóng vảy diện tích rộng, phù nề,… Bệnh sẽ tiến triển nếu không được điều trị đúng cách. Trong trường hợp bệnh nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh đỏ da toàn thân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên với người từ 40 tuổi trở lên tỷ lệ mắc viêm da bong vảy sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nam giới bị bệnh này cao gấp từ 2 – 4 lần nữ giới.

Bị đỏ da toàn thân thì có triệu chứng gì?

Khi bị bệnh đỏ da toàn thân, cơ thể bạn sẽ xuất hiện tổn thương trên da và một vài triệu chứng đi kèm.

Tổn thương da

Các tổn thương da của bệnh đỏ da toàn thân có thể nhận biết rõ ràng ngay bằng mắt thường. Các tổn thương có thể kể đến như:

  • Các vùng da tổn thương có màu đỏ hoặc đỏ tím.
  • Xuất hiện tình trạng phù nề ở các khớp, trên mặt hoặc toàn thân.
  • Vùng da tổn thương có thể đóng vảy, có mủ trắng.
  • Có thể lichen hóa khiến da dày và các nếp da hằn sâu xuống.
  • Nếu bệnh diễn biến nặng có thể xuất hiện thêm triệu chứng viêm kết mạc mắt (hốc mắt viêm đỏ, lộn mi, chảy nước mắt), viêm loét miệng (nhiệt miệng),…

 

Đỏ da - triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Tổn thương da do bệnh đỏ da toàn thân.

 

Triệu chứng đi kèm

Bên cạnh các tổn thương dễ thấy trên da, bệnh đỏ da toàn thân còn có một số triệu chứng đi kèm như:

  • Tóc và móng tay/chân bị ảnh hưởng: Nhiều người bị đỏ da toàn thân sẽ gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều thậm chí là lông mày, lông mi cũng rụng và thưa dần. Móng tay, móng chân mất đi màu hồng hào thường thấy, thay vào đó là màu râu, có lớp sừng dưới móng, viêm quanh móng. Đây là những triệu chứng khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.
  • Có cảm giác ngứa ngáy: Đây là triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh về da liễu. Đa phần người bệnh sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, khó chịu. Một số ít chỉ cảm thấy châm chích, ngứa nhẹ.
  • Hạn chế cử động: Với những người bệnh đã tiến triển nặng sẽ cảm thấy da bị bóp chặt, khô nên việc cử động sẽ khiến vết thương nứt ra và đau hơn.
  • Mất ngủ.
  • Có thể bị sốt cao hoặc cảm giác gai lạnh. Nguyên nhân là do giãn mạch làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, mất nước, năng lượng thiếu hụt.
  • Tóc rụng và thưa dần do bị đỏ da toàn thân.
Đỏ da - triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Tóc rụng do bệnh đỏ da toàn thân.

Các loại bệnh đỏ da toàn thân

Có 2 cách để phân loại bệnh đỏ da toàn thân: phân loại theo độ tuổi và phân loại theo triệu chứng lâm sàng.

Phân loại theo độ tuổi gồm:

  • Bệnh đỏ da toàn thân ở người lớn.
  • Bệnh đỏ da toàn thân ở trẻ em: được biết đến với 2 bệnh chủ yếu là đỏ toàn thân (trẻ sơ sinh) và hội chứng bong vảy da do tụ cầu.

Phân loại theo các triệu chứng lâm sàng:

  • Đỏ da toàn thân thể ướt (triệu chứng phù nề, có mụn nước, bong vảy da thứ phát).
  • Đỏ da toàn thân  dạng vảy nến hoặc bong vảy.
  • Đỏ da toàn thân dạng tinh hồng nhiệt.
  • Đỏ da toàn toàn thân dạng sần (các mảng sần dày trên nền da đỏ, gặp nhiều ở nam giới).

Nguyên nhân gây bệnh đỏ da toàn thân

Biến chứng của một số bệnh da liễu

Đỏ da toàn thân có thể là hậu quả biến chứng của một số bệnh da liễu do bệnh đó tiến triển nặng hoặc do điều trị không đúng cách. Một số bệnh da liễu có thể gây biến chứng thành đỏ da toàn thân như:

  • Bệnh vảy nến/viêm da cơ địa: Chiếm 23% trường hợp mắc bệnh, thường xảy ra khi người bệnh điều trị sai cách (lạm dụng corticoid, sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, chữa theo các phương pháp dân gian mách). Khi bị biến chứng, vết thương có thể loét ra, hình thành sẹo sau này. Bệnh cũng tiến triển dai dẳng, chậm phản ứng với các liệu pháp điều trị mới.
Đỏ da - triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Bệnh đỏ da toàn thân do viêm da cơ địa.
  • Viêm da cơ địa tiến triển nặng hình thành bệnh đỏ da toàn thân
  • Viêm da dầu: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do trẻ bị suy giảm miễn dịch. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ hình thành các vùng thương tổn đỏ, bong vảy ẩm, nhờn xảy ra ở vùng tiết nhiều dầu nhờn (mặt, kẽ chân/tay, nách, bẹn,…)
  • Vảy phấn đỏ nang lông: Đặc trưng của bệnh này là các nốt sần ở chân lông, các lớp vảy dày ở lòng bàn tay/chân.
  • Hội chứng bong vảy tụ cầu: Đây là bệnh do tụ cầu vàng nhóm II gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi bệnh mới khởi phát, quanh miệng xuất hiện ban đỏ rồi nhanh chóng lan ra toàn cơ thể nhất là các vùng da nếp gấp.

Đỏ da toàn thân do thuốc

Chiếm 15% tổng số trường hợp bị đỏ da toàn thân. Nguyên nhân là do dị ứng với một trong các thành phần của thuốc khi sử dụng như thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, thuốc tim mạch, nhóm thuốc sulfamid,…

Bị đỏ da toàn thân do thuốc thường có biểu hiện da xuất hiện đốm đỏ/hồng, da bong vảy, vùng da bàn tay, bàn chân bong thành mảng. Có thể bị phù nề, có mụn nước. Một vài triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… cũng có thể xuất hiện.

Bệnh sẽ thuyên giảm khi xác định được loại thuốc gây dị ứng và không để lại di chứng quá lớn cho người bệnh.

Đỏ da không rõ căn nguyên

Đỏ da toàn thân k rõ căn nguyên là dạng phát bệnh mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Chiếm khoảng 20-30% trường hợp mắc bệnh. Bệnh tiến triển khá chậm, thường là sau một thời gian dài mới có triệu chứng đỏ da.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây bệnh khác như: u máu ác tính, bệnh vảy cá bẩm sinh,…

Đỏ da - triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Dị ứng thuốc có thể gây đỏ da.

Cách điều trị

Tùy vào nguyên nhân mà người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ tương ứng. Tuy nhiên, cũng có thể rút ra cách điều trị chung gồm:

  • Điều trị các triệu chứng của bệnh kết hợp với điều trị loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
  • Kết hợp điều trị toàn thân và tại chỗ.

Cụ thể:

Để làm giảm thiểu các triệu chứng kích ứng da, cải thiện các ổ viêm và cấp ẩm cho da bạn có thể sử dụng:

(Lưu ý: không sử dụng bất cứ loại thuốc bôi hay kháng sinh nào dưới đây một cách tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa)

  • Thuốc làm dịu kích ứng, cấp ẩm cho da: Urea 10%
  • Thuốc cải thiện bong vảy: axit salicylic
  • Quang trị liệu: phương pháp sử dụng tia cực tím tác động lên các vùng da bị bệnh, loại trừ dần các gốc bệnh.
  • Làm giảm ngứa rát, châm chích bằng kháng sinh histamin.
  • Sử dụng thuốc bôi corticoid cùng với thuốc kháng sinh: Sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh phụ thuộc vào thuốc.
  • Bổ sung các chất điện giải, bù nước, bù khoáng, vitamin để nâng cao hệ miễn dịch.

Đỏ da toàn thân là bệnh tương đối nguy hiểm. Các triệu chứng của nó khi tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh này, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn đang bị các loại bệnh da liễu tương tự, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc.

 

      Gửi câu hỏi cho chuyên gia

      Bài viết liên quan

        CHUYÊN GIA TƯ VẤN

        Bạn đang gặp vấn đề gì

        • CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM
        • Địa chỉ: Số 6, ngách 62, ngõ 637 Trương Định, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
        • 02466 528 656
        GOOGLE MAP
        Copyright © 2023 CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM POLIPHARM VIỆT NAM | Thiết kế bởi: TRUYỀN THÔNG VIỆT