Viêm da tiết bã là căn bệnh mãn tính thường bắt gặp với hình ảnh đặc trưng là mảng hồng ban tróc vảy. Hiện nay các chuyên gia về y học chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm da tiết bã. Vậy có cách nào điều trị bệnh viêm da tiết bã tận gốc không? Cùng Veraderm tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh viêm da tiết bã xuất hiện khi quá trình tái tạo da bị rút ngắn dẫn đến tình trạng bong tróc các tế bào lớp sừng từ đó khiến các lớp tế bào đó kết dính lại với nhau tạo thành vảy.
Theo các chuyên gia về y kho cho biết, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da tiết bã nhưng họ phát hiện vi khuẩn P.Acne và nấm Malassezia đóng vai trò như một chất xúc tác phát sinh bệnh ở vùng đầu.
Một số yếu tố có khả năng gây nên bệnh như:
Việc điều trị bệnh viêm da tiết bã hiệu quả trước tiên cần xác định mức độ nặng nhẹ của triệu chứng bệnh này. Sau khi xác định được tình trạng bệnh, bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh viêm da tiết bã theo sự tư vấn từ các chuyên gia dưới đây.
Bệnh nhân nên tham khảo và sử dụng các loại thuốc sau:
Sử dụng thuốc làm bong vảy da như: Acid. Salicylic, Actic, Urea.
Sử dụng thuốc chống nấm: ketoconazol, ciclopirox với sản phẩm dạng dầu gội đầu hoặc dạng kem bôi. Một số chủng Malassezia kháng với thuốc chống nấm azol.
Sử dụng thuốc ức chế calcineurin như kem Pimecrolimus, mỡ Tacrolimus. Thuốc này có ít tác dụng phụ hơn Corticosteroid khi sử dụng ở vùng da mặt.
Đối với các trường hợp nặng nên sử dụng Itraconazole, Tetracyclin hoặc kháng sinh.
Đối với vùng da đầu, bạn nên thực hiện những cách sau đây:
Nên sử dụng dầu gội chứa hoạt chất ketoconazol hoặc Ciclopirox, kẽm Pyrithion, Coal tar, Acid Salicylic.
Sử dụng Steroid hàng ngày trong vài ngày để giảm tình trạng ngứa và giảm viêm.
Sử dụng kem Tar bôi lên vùng da xuất hiện nhiều vảy, sau vài giờ gội lại với nước sạch.
Đối với những vùng này rất dễ để lại sẹo nếu không điều trị kỹ lưỡng. Chính vì vậy bạn nên đảm bảo thực hiện đúng theo những cách sau đây để rút ngắn thời gian điều trị:
Làm sạch vùng da này bằng các dung dịch rửa không chứa xà phòng khoảng 1 – 2 lần trên ngày.
Dùng kem bôi Ketoconazol hoặc Ciclopirox mỗi ngày một lần và sử dụng trong 2 – 4 tuần.
Nếu xuất hiện nhiều lớp vảy màu hồng nên sử dụng kem Hydrocortisone bôi ngày 2 lần trong 1 – 2 tuần. Ngoài ra, bạn có thể dùng steroid để điều trị do chất này có hoạt tính mạnh hơn.
Khi phát hiện mắc bệnh viêm da tiết bã, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt một cách hợp lý để hạn chế tình trạng lan nhanh của bệnh như sau:
Sử dụng kem dưỡng da để giữ ẩm cho da và gội đầu mỗi ngày bằng dầu gội theo chỉ định của bác sĩ.
Tắm nắng mỗi ngày: Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp điều trị những triệu chứng của bạn. Tuy nhiên bạn nên tắm nắng lúc sớm khi những tia nắng còn yếu và lúc chiều tối.
Báo cho bác sĩ ngay nếu xuất hiện tình trạng sốt, vết mụn chảy mủ hoặc khi xuất hiện những triệu chứng không thuyên giảm.
Bên cạnh những vấn đề về nguyên nhân, đặc điểm, triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã, còn rất nhiều câu hỏi xung quanh căn bệnh này. Chính vì vậy Veraderm đã tổng hợp lại những câu hỏi được mọi người quan tâm nhiều nhất để giải đáp một cách chi tiết ngay dưới đây.
Bệnh viêm da tiết bã là bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ bị tái phát. Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh này sẽ không tự khỏi được nếu không có sự can thiệp bằng y khoa.
Vậy nên nếu bạn phát hiện có những biểu hiện bất thường đối với làn da, cần thăm khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám về da liễu để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Như đã nhắc đến ở trên, bệnh viêm da tiết bã là căn bệnh mãn tính, chúng rất dễ tái phát khi gặp điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi. Để loại bỏ bệnh viêm da tiết bã, người bệnh cần kiên trì điều trị theo liệu trình mà bác sĩ đưa ra.
Đặc biệt, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ tăng tỷ lệ điều trị thành công. Chính vì vậy nếu làn da bạn xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã cần điều trị dứt điểm ngay.
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da tiết bã mà thời gian điều trị bệnh sẽ khác nhau. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và nhanh chóng an thiệp bởi y khoa sẽ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Nếu bệnh nhân không áp dụng các phương pháp điều trị chuẩn y khoa vào chăm sóc da thì tình trạng bệnh này sẽ kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát. Đặc biệt là nơi tiết nhiều dầu như vùng mũi càng để lâu sẽ càng khó chữa khỏi.
Mặc dù bệnh viêm da tiết bã không nguy hiểm đến tính mạng nhưng căn bệnh này lại gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh việc điều trị viêm da tiết bã, người bệnh nên nắm rõ những cách phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát. Để phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát, bạn có thể thực hiện những cách sau đây:
Bạn nên dùng sữa rửa mặt phù hợp với loại da mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn từ môi trường. Bên cạnh đó nên dùng thêm kem dưỡng ẩm hoặc một số tinh chất khác để giúp làn da duy trì được độ ẩm cần thiết nhất là vào mùa thu và mùa đông.
Bạn nên sử dụng nhiều loại trái cây, hoa quả hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tạo độ ẩm cho da. Đặc biệt, không nên làm dụng rượu bia và các chất kích thích khác để đảm bảo cân bằng được các nhóm chất trong bữa ăn. Từ đó hạn chế dư thừa chất gây nên rối loạn nội tiết trong cơ thể.
Cần chú ý giữ vệ sinh thân thể một cách sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm lành tính an toàn cho da. Ngoài ra, bạn nên dọn dẹp nhà cửa để hạn chế tiếp xúc với các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,..
Bạn không nên tự ý mua thuốc, dùng thuốc theo đơn thuốc của người khác cho mình để phòng ngừa tác dụng phụ từ bệnh viêm da tiết bã. Bởi lẽ tình trạng bệnh mỗi người là khác nhau và tuỳ vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho từng bệnh nhân đơn thuốc riêng.
Trên đây là những thông tin về cách điều trị viêm da tiết bã tận gốc mà Veraderm muốn chia sẻ đến mọi người. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hạn chế tình trạng tái phát của bệnh viêm da tiết bã. Đừng quên theo dõi Veraderm để đọc thêm những bài viết hay về bệnh ngoài da nhé!
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã nhờn? Cách sống chung với bệnh viêm da tiết bã dễ dàng.
Độ pH của da là gì? Tầm quan trọng của việc cân bằng pH cho da
Cách lấy lại sự tự tin cho người mắc bệnh chàm da mỡ
Những dược liệu thiên nhiên chữa viêm da tiết bã hiệu quả nhất
Đỏ da – triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Viêm da dị ứng do dùng mỹ phẩm – Nguyên nhân và cách điều trị
Cách dưỡng ẩm da an toàn và hiệu quả
Nguyên nhân gây chàm da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |