Theo bác sĩ da liễu, ngứa không phải là bệnh lý mà là tình trạng thường gặp của da. Bạn cần phải xác định rõ được nguyên nhân gây ngứa thì mới có phương pháp điều trị tận gốc. Ở bài viết dưới đây, Veraderm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “vì sao ngứa da”.
Ngứa là một phản ứng bản năng. Vùng da của bạn khi ngứa sẽ đưa đến phản xã gãi, chà xát nhằm giảm ngứa. Ngứa da có thể chia thành 2 loại là ngứa tạm thời hoặc ngứa mãn tính (liên quan tới các loại bệnh về da).
Làn da của con người có những thụ thể nhạy cảm. Chúng làm nhiệm vụ ghi nhận những tác động của ngoại cảnh lên làn da của bạn. Khi thụ thể phát hiện da của bạn đang gặp nguy hiểm, chúng sẽ gửi cảnh báo đến não bộ. Từ đó, não sẽ phát lệnh cho cơ thể kích hoạt cơ chế tự bảo vệ.
Theo báo cáo của Pereira MP và Ständer S, trên thế giới có khoảng ⅓ dân số đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngứa da. Khi bị ngứa da, bạn có thể dễ dàng quan sát và cảm nhận rõ những biểu hiện của chúng. Một số biểu hiện tiêu biểu như:
Cảm thấy ngứa ở một vùng nhỏ (cánh tay, chân, mặt,…) hoặc ngứa ở nhiều vùng cùng lúc.
Vùng da bị ngứa có thể xuất hiện một vài triệu chứng đi kèm như có vết đỏ, sưng to, mụn nước,… Hoặc vùng da đó không có dấu vết gì.
Tình trạng ngứa sẽ tồi tệ hơn nếu bạn gãi hoặc chà mạnh, vùng da ngứa trở nên đỏ ửng, xước da, chảy nước/mủ,…
Vì sao ngứa chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi da của họ xuất hiện ngứa. Để có thể chữa trị tận gốc thì việc trả lời câu hỏi “Vì sao ngứa” rất quan trọng.
Sau một ngày học tập, làm việc thì mồ hôi, khói bụi sẽ đọng lại trên da của bạn. Đó là lý do vì sao chúng ta cần tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nếu bạn vệ sinh thân thể chưa được tốt sẽ là cơ hội để khói bụi, vi khuẩn tồn tại trên da, gây bít tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy.
Nếu bạn mắc một trong số các bệnh da liễu thường gặp như chàm, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, dị ứng, viêm nang lông,… thì việc xuất hiện những cơn ngứa là điều dễ hiểu. Khi mắc các bệnh lý này, vùng da của bạn đã gặp thương tổn, mẩn đỏ, mụn nước và ngứa. Tình trạng ngứa có thể chỉ ở mức độ nhẹ, cảm thấy châm chích trên da hoặc nặng hơn là ngứa rát (gây mất ngủ).
Dị ứng có thể gây phát ban, mẩn đỏ, nổi nốt và ngứa da. Một số dạng của dị ứng như dị ứng với thực phẩm (cá, tôm, sữa,…); dị ứng với một loại mỹ phẩm nào đó,… Khi bạn vô ý sử dụng sẽ khiến da ngay lập tức bị dị ứng và trở nên rất ngứa. Ngoài ra, dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân cho câu hỏi vì sao ngứa da. Với những người có làn da nhạy cảm thì sự chênh lệch nhiệt độ của thời tiết sẽ gây ra dị ứng.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người với nhiệm vụ lọc máu, thải độc. Khi mắc các bệnh về gan như viêm gan, suy gan,… nghĩa là gan không còn hoạt động 100% công suất và đem lại hiệu quả thải độc hoàn hảo nữa. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện nhiều loại bệnh khác trong đó có ngứa da. Vùng ngứa lan rộng ra toàn thân, mức độ ngứa cũng tăng không thể kiểm soát được. Thậm chí, bạn không thể dụng kháng sinh dị ứng thông thường để điều trị. Đi kèm với ngứa là các triệu chứng như vàng mắt, vàng da, nước tiểu đậm,…
Tương tự với gan thì thận cũng là một bộ phận rất quan trọng trong việc thải độc. Thận yếu, suy thận sẽ khiến độc tố không được đào thải hết, cơ thể tích độc lâu ngày gây ra phù nề, ngứa da toàn thân.
Ngoài ra, nếu mắc các bệnh tiểu đường, cường giáp, suy giáp, bệnh liên quan tới máu,… cũng sẽ có triệu chứng ngứa da đi kèm.
Ngứa da là triệu chứng đầu tiên của các bệnh như lậu, giang mai, HIV/AIDS,… Trong quá trình chữa những căn bệnh này, việc sử dụng thuốc kháng virus cũng khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi da của bạn bị khô, tình trạng ngứa sẽ diễn ra mà không đi kèm các triệu chứng mẩn đỏ, phát ban. Nhiều người thường không quá chú ý tới nguyên nhân này khiến da khô ngứa lâu. Da khô có thể xuất phát từ nguyên nhân thời tiết (lạnh, độ ẩm thấp), sử dụng các mỹ phẩm làm sạch không phù hợp, uống ít nước,…
Mặc quần áo quá bó sát, vải bí hay đeo khẩu trang trong nhiều tiếng sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, gây ngứa. Riêng việc đeo khẩu trang lâu ngày và không thay mới cũng là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, tiếp xúc trực tiếp với da, gây ngứa hoặc trầm trọng hơn là gặp các bệnh da liễu
Khi có những triệu chứng ngứa da, bạn cần thắc mắc ngay lý do vì sao ngứa da. Hãy xem xét thật kỹ nguyên nhân có phải xuất phát từ bản thân bạn như bạn đã ăn phải món gì đó gây dị ứng, bạn bị dị ứng thời tiết, bạn có sử dụng loại mỹ phẩm nào mới không,… Khi đã xác định được nguyên nhân, bạn cần loại bỏ ngay yếu tố gây ngứa, bôi thuốc ngứa ngoài da là có thể sớm cải thiện tình trạng ngứa ngáy này.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa của bạn không đến từ việc dị ứng, vết ngứa kéo dài và có xu hướng nặng hơn, đi kèm là các triệu chứng như sốt, sưng tấy vết ngứa thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Áp dụng một vài mẹo sau đây để khắc phục tình trạng ngứa da nhé!
Vùng ngứa có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng hàng ngày. Bụi bẩn, mồ hôi sẽ tích tụ lại khiến vết thương sưng tấy, nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như vùng bị ngứa.
Riêng với phần da bị ngứa, bạn có thể lau bằng dung dịch nước muối pha loãng, hoặc thuốc sát trùng. Nếu vết thương đã bị xước thì cần hạn chế thoa các loại mỹ phẩm làm sạch hoặc làm đẹp.
Cấp ẩm cho da bằng những sản phẩm lành tính, phù hợp với làn da sẽ giúp bạn có một làn da mềm mịn, khỏe khoắn. Việc chăm sóc và cấp ẩm cho da cũng là cách bạn tăng cường thêm hàng rào bảo vệ sẵn có của da, ngăn chặn các yếu tố gây ngứa cho da.
Trong trường hợp tình trạng ngứa khiến bạn khó chịu, vết ngứa dai dẳng lâu ngày hoặc vết ngứa có nguồn gốc từ các bệnh da liễu, bạn nên điều trị bằng cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, các đơn thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ. Bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể xác định rõ nguyên nhân vì sao ngứa để có phác đồ điều trị phù hợp.
Chữa ngứa ngoài da bằng cách tắm lá khế là một bài thuốc khá quen thuộc. Lá khế có các hoạt chất như vitamin C, các chất chống oxy hóa, kẽm, photpho,… nên được ứng dụng trong việc chữa mẩn ngứa. Bạn có thể đun nước tắm lá khế theo cách sau:
Dùng khoảng 40-50 lá khế, rửa sạch bụi bẩn bằng nước muối loãng
Cho lá khế và lượng nước vừa đủ vào nồi, đun sôi cho đến lá khế chuyển từ xanh sang vàng
Pha loãng hỗn hợp đó với nước nguội để tắm, kết hợp chà xát phần lá lên vùng ngứa.
Hành động gãi đem lại sự thoải mái nhất thời cho bạn nhưng sẽ gây tổn thương da, xuất hiện các vết xước, chảy máu. Gãi ngứa cũng làm cảm giác ngứa trở nên mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, nên hạn chế gãi hoặc chỉ gãi nhẹ ở vùng da ngứa. Bạn có thể sử dụng lòng bàn tay hoặc đồ vật có bề mặt trơn nhẵn để tác động lên vùng da nếu quá ngứa. Bạn cũng có thể sử dụng nước đa hoặc túi chườm lạnh để giảm cảm giác ngứa.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “vì sao ngứa da”. Hãy ghi nhớ những thông tin này để có thể xác định được nguyên nhân làn da của bạn thay đổi. Nếu có những câu hỏi liên quan tới vấn đề da liễu, hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận những giải đáp từ các chuyên gia da liễu.
Nỗi sợ rụng tóc khi bị viêm da đầu và Cách điều trị rụng tóc hiệu quả nhất
Rối loạn tiết bã nhờn và những phiền toái mà chúng gây nên
Mình đã chữa viêm da tiết bã tại nhà thành công
Bật mí cách trị mụn từ thiên nhiên cực hiệu quả
Điều trị mụn mủ hiệu quả bằng việc áp dụng phương pháp điều trị mới
Những vai trò của pH với da bạn đã biết chưa?
Những cách chữa ngứa da hiệu quả
Những dược liệu thiên nhiên chữa viêm da tiết bã hiệu quả nhất
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |