Mụn có thể xuất hiện trên làn da của bạn bất cứ lúc nào. Vậy nên việc nắm rõ những cách kiểm soát mụn là vô cùng cần thiết. Cùng Veraderm tìm hiểu các phương pháp này ở bài viết dưới đây.
Mụn là một triệu chứng thường gặp ở da và có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào (vùng mặt, cằm, lưng, mông,…). Khi bị mụn, bạn có thể gặp các trường hợp như đỏ vùng da bị mụn, sưng tấy, bọc mủ, cảm giác đau khi chạm vào. Mụn sau khi hết cũng có thể để lại một vài dấu vết sẹo, thâm. Vùng da từng bị mụn cũng có thể xuất hiện lại mụn nếu bạn không chăm sóc, vệ sinh da kỹ càng.
Để có thể kiểm soát mụn hiệu quả, bạn cần xác định rõ nguyên nhân khiến da mình mọc mụn. Theo các chuyên gia da liễu nhận định, nguyên nhân gây ra mụn gồm 4 nguyên nhân chính:
Thời điểm dậy thì hoặc tiền mãn kinh là thời điểm mà nội tiết tố thay đổi lớn nhất. Lúc này, nội tiết tố thay đổi khiến tuyến bã nhờn dưới da mở rộng và hoạt động nhiều, sợi bã nhờn tiết ra gây bít tắc nang lông, viêm và mọc mụn. Đó cũng là lý do mà thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì thường có sự thay đổi lớn ở làn da, mọc mụn nhiều hơn, vùng mọc mụn rộng hơn.
Vi khuẩn P. acne (Propionibacterium acnes) là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá thông thường, trong khi vi khuẩn demodex là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá đỏ.
Các bệnh liên quan đến da liễu như viêm da, viêm da cơ địa, dị ứng,… gây ảnh hưởng lên da khá lớn. Da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng với bất kỳ yếu tố nào. Đây cũng là thời cơ thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công làn da của bạn.
Môi trường hiện nay đang dần bị ô nhiễm. Tại các đô thị, chất lượng không khí thường xuyên ở mức xấu, khói bụi khắp nơi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của bạn. Sau 1 ngày dài hoạt động, nếu bạn không có các bước làm sạch da cần thiết, chất bẩn dưới da không được làm sạch triệt để sẽ tích tụ lại, bít tắc lỗ chân lông. Từ đó phát sinh mụn.
Bên cạnh đó, tình trạng mụn có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn gặp phải một số yếu tố sau đây:
Tùy vào từng biểu hiện trên da để có thể xác định bạn đang bị loại mụn nào như mụn trứng cá, mụn cám, mụn đầu đen, mụn mủ,…
Trong mụn trứng cá lại chia thành 2 loại là mụn trứng cá thông thường và mụn trứng cá đỏ. Mụn trứng cá là mụn dạng khối u lớn chứa mủ dưới da, gây sưng đỏ. Phần mủ có đầu đen nếu lỗ chân lông hở hoặc đầu trắng nếu lỗ chân lông kín.
Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở quanh miệng, mũi, có cảm giác ngứa và đau. Mụn trứng cá đỏ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng phù mắt, mũi cà chua,…
Mụn đầu đen khá dễ nhận biết. Nếu vùng da của bạn xuất hiện màu tối, hơi nhô lên nhưng không viêm và gây đau thì vùng da đó của bạn đã mọc mụn đầu đen. Mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị hở và mụn bị oxi hóa nên đầu mụn chuyển đen. Loại mụn này thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi.
Là thể nhẹ của mụn trứng cá, mụn cám thường mọc theo vùng, khiến da sần sùi. Nguyên nhân hình thành mụn cám là do bã nhờn và bụi bẩn bị tắc nghẽn ở lỗ chân lông tạo thành.
Mụn ẩn phát triển sâu dưới nang lông, hình thành các nốt nhỏ li ti mọc theo cụm khiến da mặt sần sùi, không gây sưng viêm. Mụn ẩn thường mọc ở hai bên gò má, dưới cằm, vùng trán.
Mụn mủ, mụn bọc có đặc điểm chung là các nốt mụn có mủ trắng, sưng đỏ. Chúng xuất hiện ở các vùng da khác nhau như mặt, nách, thái dương, vùng kín,… Loại mụn này nếu không được xử lý đúng cách có thể để lại sẹo lồi hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều trị mụn không đúng cách hoặc bạn không thể ăn kiêng trong quá trình điều trị sẽ để lại biến chứng cho da. Các biến chứng này thường liên quan đến tính thẩm mỹ như để lại sẹo/rỗ vĩnh viễn, vết thâm mụn, mụn phát triển lan sang các phần khác, nhiễm trùng vùng bị mụn,…
Theo Magforwomen – tạp chí dành riêng cho phái nữ, những phương pháp kiểm soát mụn hiệu quả mà bạn có thể áp dụng, bao gồm:
Vệ sinh da sạch sẽ là bước căn bản trong việc kiểm soát mụn hiệu quả. Da của bạn sẽ tránh được việc tích tụ dầu/lớp makeup/bụi bẩn trên, từ đó giảm khả năng mọc mụn. Khi tắm rửa, không chà xát quá mạnh lên da bởi nó sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng da của bạn.
Sau khi vệ sinh da sạch sẽ thì chăm sóc da, cân bằng độ pH cho da là cách thức kiểm soát mụn rất tốt. Nếu bạn đang điều trị mụn, không cần chăm sóc da quá cầu kỳ mà hãy thực hiện các bước 1 cách đơn giản nhất. Hãy luôn nhớ bôi kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tia UV. Sử dụng toner, serum, kem dưỡng để cấp ẩm, giảm thâm cho da.
Bạn cũng cần tìm sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Tránh xảy ra tình huống không hợp dẫn tới kích ứng da.
Tay là bộ phận phải tiếp xúc với rất nhiều đồ vật hàng ngày. Vì vậy, vi khuẩn luôn thường trực trên bàn tay của bạn. Khi dùng tay trực tiếp nặn mụn trên mặt sẽ khiến vi khuẩn thông qua vết thương xâm nhập vào da của bạn, tăng khả năng viêm nhiễm. Hậu quả có thể là xuất hiện nhiều mụn hơn hoặc sẹo/thâm tồn tại vĩnh viễn.
Chế độ ăn uống là một yếu tố gây ra dầu thừa và mụn. Vì vậy bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để có thể kiểm soát mụn. Hãy chú ý giảm ăn các thức ăn cay nóng, dầu mỡ; loại đồ ăn chứa lượng đường cao (bánh ngọt, nước ngọt, trà sữa,…); các loại đồ uống có cồn, cafein. Quan sát quá trình này để nhận thấy sự thay đổi làn da của mình, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Uống nước đầy đủ, đúng cách là việc làm cần thiết để cân bằng nội tiết của cơ thể. Nước sẽ giúp cơ thể bạn thải độc, giảm tiết dầu, hạn chế tình trạng tắc nghẽn ở các nang lông.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc, giảm bớt căng thẳng. Thức quá khuya trong thời gian dài sẽ khiến da bạn yếu và lão hóa nhanh, mụn dễ mọc hơn.
Cơ thể của con người luôn tiết ra mồ hôi, dầu nhờn. Bên cạnh đó là những bụi bẩn trong môi trường cũng có thể đọng lại trên da. Vì vậy, hãy ưu tiên sử dụng các loại quần áo dạng cotton, vải lanh để da có thể “hít thở”. Điều này sẽ giúp bạn phần nào kiểm soát được mụn.
Không nên sử dụng chất tẩy rửa quần áo loại mạnh bởi rất có thể quần áo cũng có thể là nguyên nhân gây mụn cơ thể. Ưu tiên sử dụng nước giặt dịu nhẹ với làn da, vừa đủ loại sạch vết bẩn mà quần áo vẫn mềm mại, không cọ xát vào da.
Bạn có thể kiểm soát mụn nếu chú ý tới việc chăm sóc, làm sạch da cũng như thay đổi các thói quen theo chiều hướng tốt. Hãy ghi chép lại những lưu ý của chúng tôi để thực hiện nhé! Nếu tình trạng mụn của cơ thể ở mức bạn không thể kiểm soát và không thể tự điều trị, hãy liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Vì sao ngứa da? Phát hiện bất ngờ có thể bạn chưa biết
Viêm da tiếp xúc do côn trùng nguy hiểm như thế nào?
Top 5 cách giảm nhờn trên da hiệu quả
Những vai trò của pH với da bạn đã biết chưa?
Rối loạn tiết bã nhờn và những phiền toái mà chúng gây nên
Lô Hội Trong Điều Trị Viêm Da Tiết Bã Có Thực Sự Đáng Tin?
Da đóng vảy, khô, nứt sâu có thể là biểu hiện của bệnh gì?
Bệnh viêm da tiết bã là gì? Đặc điểm của bệnh viêm da tiết bã
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |