Chàm da trên mặt không gây hại đến sức khỏe nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Những vết chàm không được xử lý đúng cách rất có thể trở thành sẹo thâm trên khuôn mặt bạn. Cùng Veraderm tìm hiểu cách chăm sóc da khi bị chàm da trên mặt nhé!
Bệnh chàm hay còn có tên khoa học là eczema là tình trạng viêm da bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ, có mụn nước và ngứa. Chàm da trên mặt là hiện tượng các vết chàm xuất hiện ở vùng mặt đặc biệt là 2 bên má.
Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông các triệu chứng này sẽ xấu hơn do da khô, thiếu nước. Bệnh chàm thường xảy ra ở đối tượng là trẻ sơ sinh từ 2-4 tháng tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh chàm ở người lớn thì thấp hơn, chỉ khoảng 3%.
Nguyên nhân gây chàm da trên mặt được chia thành 2 nhóm: yếu tố bên trong cơ thể (gen, hệ miễn dịch) và các yếu tố ngoại cảnh tác động (môi trường sống, các đồ vật sử dụng, các sản phẩm chăm sóc da,…).
Yếu tố bên trong cơ thể bao gồm: các yếu tố về gen di truyền và hệ miễn dịch.
Gen di truyền: Nếu trong gia đình có người có tiền sử từng mắc bệnh chàm hoặc các bệnh về da liễu tương tự thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 1 em bé có bố hoặc mẹ bị chàm thì 60% em bé đó sẽ mắc bệnh này. Tỷ lệ này sẽ lên tới 80% nếu cả bố và mẹ đều mắc .
Hệ miễn dịch: Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như dị ứng (các tác nhân như phấn hoa, thời tiết, hải sản,…), hen phế quản thì nguy cơ mắc chàm da trên mặt sẽ cao hơn.
Ngoài ra, nếu sức đề kháng của bạn bị suy giảm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm. Khi sức đề kháng kém, các vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển, lây lan, tấn công và làm tổn hại bề mặt da của bạn.
Rửa mặt không đúng cách: Sử dụng nước nóng rửa mặt, dùng các sản phẩm không phù hợp sẽ khiến da khô, bị kích ứng.
Các yếu tố ngoại cảnh như môi trường không khí ô nhiễm, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, thời tiết khô hanh, da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu,… sẽ khiến da bạn bị tổn thương và hình thành chàm.
Với những người có làn da nhạy cảm thì việc mặc quần áo, khăn quàng cổ,… quá bó sát với chất liệu vải len bụi cũng có thể dẫn tới bệnh chàm da.
Stress: Việc bạn bị căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, mất cân bằng nội tiết tố, đánh mất khả năng bảo vệ tự nhiên của da.
Chàm da trên mặt nếu không được xử lý đúng cách có thể sẽ để lại các vết thâm, sẹo trên gương mặt của bạn. Dưới đây là một vài gợi ý về phương pháp điều trị và chăm sóc khi bị chàm da trên mặt mà bạn có thể tham khảo:
Da mặt là một trong những vùng da khá nhạy cảm. Người bị chàm da trên mặt lại càng phải chú ý khi làm sạch da.
Không nên sử dụng nước nóng để rửa mặt bởi chúng sẽ khiến da của bạn càng thêm khô.
Tùy với đặc điểm da của bạn mà có thể lựa chọn 1 loại sữa rửa mặt phù hợp vừa làm sạch mà không gây mất cân bằng pH của da. Khi lựa chọn sữa rửa mặt ưu tiên các sản phẩm có độ pH thấp (5.5-6.5), thành phần tạo bọt và hương liệu thấp.
Không dùng tay chà xát, có thể sử dụng loại khăn cotton mềm mịn để thấm nước sau khi rửa mặt.
Bệnh chàm da trên mặt sẽ tiến triển xấu hơn nếu làn da của bạn khô, mất nước. Vì vậy hãy chú ý cấp ẩm cho da thường xuyên bằng cách sử dụng kem dưỡng, uống đủ nước, bổ sung các nhóm chất vitamin.
Các sản phẩm nên được sử dụng sau khi bạn tẩy trang, rửa mặt bởi đây là lúc da cần cấp ẩm để pH trở lại trạng thái cân bằng. Bôi kem dưỡng ẩm, đắp mặt nạ đều đặn là phương pháp cấp ẩm hữu hiệu đó. Hiện tại, các sản phẩm dưỡng ẩm bán ở thị trường cũng chia thành 2 loại ban ngày và ban đêm để phù hợp với các hoạt động của bạn.
Bạn có thể cung cấp nước cho da bằng cách uống đủ nước, ăn hoa quả. Hãy ưu tiên uống nước lọc, các loại nước điện giải, nước ép hơn là các loại nước có gas bạn nhé.
Chàm da trên mặt có thể được điều trị bằng thuốc theo 2 dạng là thuốc bôi hoặc uống kháng sinh. Một vài loại thuốc được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng có thể kể đến như:
Thuốc bôi chứa kẽm
Thuốc bôi chứa Axit Salicylic
Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp da bị nhiễm trùng
Thuốc ức chế Calcineurin
Tuy nhiên, bạn cần tới gặp các chuyên gia da liễu để được tư vấn chính xác tình trạng da và chỉ định trước khi sử dụng thuốc.
Khi bị chàm ở mức độ cao (vùng chàm rộng, thẫm màu) mà các loại thuốc bôi không thể khắc phục, bạn sẽ được chỉ định dùng phương pháp quang trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng laser chiếu lên vùng da bị chàm. Tia laser sẽ triệt tiêu hắc tố melanin ở vùng chàm cũng như ngăn chặn nguy cơ chàm tái phát.
Phương pháp này đem lại hiệu quả trị chàm cao. Tuy nhiên việc tiếp xúc nhiều với tia laser cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn.
Trên đây là thông tin về bệnh lý chàm da trên mặt mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc về triệu chứng, phương pháp điều trị hay các vấn đề liên quan tới bệnh da liễu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Viêm da tiết bã – dấu hiệu, triệu chứng và các phương pháp điều trị
Nỗi sợ rụng tóc khi bị viêm da đầu và Cách điều trị rụng tóc hiệu quả nhất
Đỏ da – triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Độ pH của da là gì? Tầm quan trọng của việc cân bằng pH cho da
Tôi đã loại bỏ viêm da tiết bã như thế nào?
Những dược liệu thiên nhiên chữa viêm da tiết bã hiệu quả nhất
Top 4 cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất
Viêm da tiết bã và những điều cần biết
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |