Da đóng vảy, khô, nứt sâu có thể là biểu hiện cho việc bạn đã bị bệnh liên quan đến da liễu như bệnh vảy nến, viêm da bong vảy hay viêm da tiết bã. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Veraderm tìm hiểu kỹ hơn về các loại bệnh này và cách điều trị.
Bệnh vảy nến là hiện tượng các mảng da bong tróc tạo thành vảy. Vùng da tổn thương có thể là màu hồng, đỏ hoặc màu tím. Vùng da này sẽ được bao bọc bởi lớp vảy trắng, xám bên ngoài. Những mảng đỏ có vảy này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là vùng da dầu, khuỷu tay, gối và lưng dưới. Các vết viêm này có thể gây ngứa hay thậm chí là đau rát.
Vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, không lây nhiễm. Bệnh vảy nến có thể bị ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng tỷ lệ người mắc trong độ 20-30 tuổi hay 50-60 tuổi thường có xu hướng cao hơn.
Giai đoạn đầu khi bị bệnh vảy nến thường không có hoặc có triệu chứng nhẹ rồi dần dần có triệu chứng nặng hơn. Các triệu chứng bạn có thể gặp phải khi bị bệnh vẩy nến là:
Xuất hiện nốt phát ban, da đóng vảy như vảy gàu
Màu sắc nốt ban có thể là tím với người da đen, nâu hoặc đỏ/hồng với người da trắng
Da đóng vảy nhỏ
Da trở nên khô, nứt sâu. Các vết vảy có cảm giác ngứa/rát hoặc đau nhức.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do bệnh nhân bị rối loạn hệ miễn dịch. Sự rối loạn này khiến tế bào Lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da khỏe mạnh từ đó kích thích tế bài phát triển quá mức. Thông thường, tế bào da sẽ tự tái tạo sau 3-4 tuần, nhưng với người mắc bệnh vảy nến thì thời gian rút ngắn chỉ còn từ 3-7 ngày. Lúc này các tế bào da tăng lên dẫn đến sự tích tụ tế bào da tạo ra các mảng bong tróc phủ đầy vảy.
Người bị bệnh vảy nến cũng có thể là do nhận di truyền từ gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này thì tỷ lệ bạn bị vẩy nến sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, các vết nhiễm trùng, chấn thương da hoặc một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra bệnh này.
Vảy nến là bệnh mãn tính nên cần được chữa trị trong thời gian dài mới có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Một số cách điều trị phổ biến hiện nay gồm:
Điều trị bằng các loại thuốc mỡ, thuốc bôi dạng kem có thành phần vitamin D, corticosteroid để bôi trực tiếp lên da. Đây là phương pháp khi bệnh ở mức nhẹ.
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, các bác sĩ da liễu có thể tiến hành quang trị liệu cho bạn. Đây là phương pháp ít rủi ro đồng thời đem lại hiệu quả thành công cao.
Bệnh vảy nến cũng có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm. Tuy nhiên, bạn cần tới các phòng khám chuyên khoa da liễu để được khám và chỉ định.
Viêm da bong vảy là tình trạng da bị rối loạn hoạt động tầng thượng bì, quá trình đào thải tế bào cũ và tái tạo tế bào mới diễn ra liên tục. Chính điều này khiến da đóng vảy, bong tróc.
Dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm da bong vảy:
Ban đầu da khô, nổi ban đỏ, da đóng mảng vảy nhỏ, màu trắng. Sau một thời gian, vùng da sẽ bong vảy, có cảm giác ngứa thậm chí là đau/rát.
Khi mới bị viêm da bong vảy, phần da đóng vảy có thể nhỏ, cố định ở 1 vùng da nhưng sau đó sẽ lan rộng sang các vùng khác.
Móng tay, móng chân trở nên dày hơn.
Bạn có thể sẽ bị sốt kèm theo ớn lạnh (triệu chứng như khi bị cảm cúm). Nguyên nhân là do khi da bóc vảy diện rộng dễ khiến cơ thể mất nhiệt, mất nước.
Một thống kê ở các bệnh viện da liễu cho thấy 23% bệnh nhân mắc viêm da bong vảy mà không thể xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra một vài yếu tố có thể liên quan tới loại bệnh này như:
Người bị rối loạn tự miễn: với nhóm người này, tỷ lệ mắc viêm da bong vảy lên tới 40%. Người có tiền sử mắc các bệnh về da như vảy nến, viêm da tiếp xúc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Người đang tiến hành hóa trị, xạ trị ung thư: Với những trường hợp này, khi tiếp xúc với quá nhiều loại thuốc đặc trị sẽ khiến da khô. Nếu không được cấp ẩm, chăm sóc thì các rất dễ hình thành các mảng da đóng vảy, viêm, nứt sâu.
Lạm dụng thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc bôi ngoài da nếu lạm dụng có thể để lại tác dụng phụ là da khô, da đóng vảy,…
Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm da bong vảy, bạn nên tới phòng khám da liễu để được chẩn đoán và chỉ định điều trị. Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc da bằng một số gợi ý sau đây:
Làm sạch sâu cho da, tẩy tế bào chết 2 lần/tuần.
Thường xuyên cấp ẩm cho da
Sử dụng các mỹ phẩm có xuất xứ rõ ràng, nguồn gốc thiên nhiên, mùi hương liệu không quá nồng. Bạn cũng nên chú ý tới độ pH của các sản phẩm mà mình dùng.
Khi ra ngoài hãy nhớ bôi kem chống nắng và cứ mỗi 4-5 tiếng sẽ thoa nhắc lại nhằm mang lại hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.
Hạn chế mặc những trang phục quá bó sát hoặc trang phục làm bằng các chất liệu dễ gây kích ứng.
Ăn uống đầy đủ chất, ngủ đủ giấc. Hạn chế các đồ uống có cồn, thức ăn nhanh, các chất kích thích,…
Viêm da tiết bã là một trong những bệnh về da liễu khá thường gặp. Triệu chứng cơ bản của nó là các vết viêm đỏ/hồng, da đóng vảy dày, khô. Vị trí thường bị viêm da tiết bã là vùng chữ T trên mặt, má, da đầu, vùng lưng – ngực,… Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da tiết bã các loại nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne tấn công làm tổn thương da.
Một vài yếu tố khiến nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne dễ dàng làm tổn thương da hơn:
Da dầu: Da tiết quá nhiều dầu sẽ gây bít tắc các lỗ chân lông, dễ hình thành các ổ mụn, viêm tạo cơ hội cho nấm phát sinh và tấn công tế bào da.
Di truyền là nguyên nhân của hầu hết các bệnh về da liễu. Nếu trong gia đình bạn có người bị viêm da tiết bã hay vảy nến thì tỷ lệ mắc bệnh của người đời sau cũng sẽ cao hơn.
Hệ miễn dịch suy yếu: những người bị ung thư, HIV, bệnh tâm thần,… có khả năng cao sẽ bị viêm da tiết bã.
Nếu bạn sử dụng rượu – bia – các chất kích thích khác hay bị stress lâu ngày cũng có thể sẽ dẫn tới viêm da tiết bã.
Viêm da tiết bã là bệnh da liễu mãn tính, các mảng thương tổn, da đóng vảy tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng tới vẻ ngoài của bạn. Vì vậy bạn nên tới khám ở các phòng khám chuyên khoa để có chỉ dẫn tốt nhất.
Tùy từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Với vùng đầu bạn có thể sử dụng dầu gội chống nấm, thuốc bôi ngoài da có thành phần steroid, hoạt chất ketoconazol hoặc Ciclopirox. Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ cho vùng mặt bởi chúng có ít tác dụng phụ. Ngoài ra, với các trường hợp nặng, sẽ được chỉ định uống kháng sinh hoặc phương pháp quang trị liệu.
Trên đây là thông tin về một số bệnh da liễu có triệu chứng da đóng vảy, khô, nứt sâu. Bạn hãy lưu ý những thông tin này để có thể phát hiện sớm nhất những thay đổi trên da của mình nhé! Nếu có những thắc mắc về triệu chứng, phương pháp điều trị hoặc các vấn đề liên quan tới bệnh da liễu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Những nguyên nhân dễ gây nên bệnh viêm da tiết bã
Viêm da dị ứng do dùng mỹ phẩm – Nguyên nhân và cách điều trị
Các bệnh viêm da mà bạn cần biết
Chăm sóc da bị viêm da tiết bã như thế nào?
Sợi bã nhờn gây bệnh gì bạn đã biết chưa?
Top 5 cách giảm nhờn trên da hiệu quả
Tác dụng của việc cân bằng pH cho da bạn đã biết chưa?
Chứng minh lâm sàng của Veraderm
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |