Chàm da ở trẻ sơ sinh là vấn đề da liễu thường gặp sau khi các bé chào đời từ 2-3 tháng. Bệnh chàm da gần như không gây tổn hại đến sức khỏe của bé nhưng sẽ gây ra những khó chịu nhất định. Hãy cùng Veraderm tìm hiểu về bệnh da liễu này nhé!
Chàm da ở trẻ sơ sinh (viêm da dị ứng) là tình trạng da trẻ nổi các mụn nước li ti ở vùng má, đầu, ngực, tay – chân và một vài bộ phận khác. Các nốt li ti này có thể bị vỡ, tiết dịch khi bé cào, gãi. Trẻ từ 2-3 tháng là thời điểm có thể mắc chàm da.
Chàm da ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 thể:
Thể cấp tính: mụn nước li ti có màu hồng, khi vỡ tiết nhiều dịch và gây phù nề các vùng da.
Thể mãn tính: phần da bị chàm khá rộng, da khô ráp, có thể bị lichen hóa.
Thể bán cấp: đây là thể nhẹ nhất, các nốt ít đỏ, ít tiết dịch và không có tình trạng phù nề.
Theo nghiên cứu, 90% trẻ độ tuổi dưới 5 sẽ mắc chàm và với trẻ sơ sinh thì tỷ lệ này là 65%. Điều này có nghĩa là nếu có 10 trẻ sơ sinh thì có tới 7 trẻ sẽ bị chàm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh chàm là phần má, da tay chân xuất hiện các vết đỏ, da khô và dày lên, có mụn nước li ti. Tùy mỗi giai đoạn mà dấu hiệu của bệnh chàm sẽ khác nhau.
Giai đoạn đầu: Là giai đoạn chàm mới xuất hiện. Lúc này da của bé nhất là vùng má có dấu hiệu tấy đỏ, có cảm giác ngứa.
Giai đoạn có mụn nước: Sau khi có dấu hiệu tấy đỏ da sẽ bắt đầu nổi mụn nước thành từng hạt. Mụn nước này khá dễ vỡ, chất dịch bên trong có thể khiến vùng chàm lan rộng hơn.
Giai đoạn chảy nước: Khi bị chàm trẻ sẽ có cảm giác khó chịu nên thường dùng tay cào khiến các vết mụn nước vỡ, chảy nước có thể gây nhiễm trùng.
Giai đoạn da nhẵn: Các mụn nước sau khi vỡ, khô lại hình thành huyết thanh trên da. Lâu dần các vết thương đóng vảy tái tạo 1 lớp da mới.
Giai đoạn bong da: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh chàm da. Da lúc này đã lành những tổn thương, hình thành da non và gây ngứa.
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có thể kể đến một vài tác nhân sau đây:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh chàm hoặc bị các bệnh về da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,… thì tỷ lệ trẻ mắc chàm da khá cao.
Có thể hiểu đơn giản, dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. Trẻ sơ sinh bị chàm da cũng có thể liên quan đến dị nguyên:
Bệnh chàm có thể bắt nguồn từ dị ứng các thực phẩm là bé nạp vào cơ thể qua sữa mẹ hoặc ăn dặm. Thông thường trẻ dễ bị dị ứng bởi trứng hoặc hải sản.
Thay đổi thời tiết nhất là thời tiết khô hanh vào mùa đông khiến da của bé khô, nứt nẻ cũng dễ khiến trẻ bị chàm.
Các tác nhân khác như không khí bị ô nhiễm, dị ứng lông động vật, dị ứng với các chất tẩy rửa,… cũng khiến làn da nhạy cảm của bé bị chàm.
Như đã nói, bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh gần như không nguy hại đến sức khỏe nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ. Và nếu da tổn thương sâu có thể hình thành các vết sẹo. Vì vậy, khi bé nhà mình bị chàm da, các mẹ cần điều trị kịp thời. Cùng tham khảo một số gợi ý điều trị bệnh dưới đây.
Việc tắm rửa đúng cách là một bước quan trọng trong việc điều trị bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng để tắm cho trẻ bởi sẽ khiến da của bé khô hơn, đỏ mẩn hơn. Hạn chế sử dụng sữa tắm cho bé nhất là các loại sữa tắm không dành riêng cho trẻ em.
Bạn hãy pha nước ở mức ấm vừa phải và tắm nhẹ nhàng cho bé. Sau khi tắm xong, dùng khăn mềm lau khô người và thoa kem dưỡng ẩm/thuốc đặc trị chàm cho bé.
Làn da của trẻ vô cùng mỏng và nhạy cảm, đặc biệt khi bị chàm da càng dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, các mẹ hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên dịu nhẹ, không mùi nha.
Thuốc trị bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh có bán ở các hiệu thuốc nên các mẹ có thể mua một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không nên tùy tiện sử dụng thuốc cho bé. Các mẹ nên tham khảo ý kiến các bác sĩ nhé.
Ngoài ra, do các vết chàm gây ngứa ngáy nên trẻ rất dễ dùng tay cào khiến vết chàm thêm trầm trọng. Các mẹ có thể sử dụng bao tay loại mềm để hạn chế tối đa việc bé cọ xát vào vết chàm.
Nếu có bất cứ thắc mắc về triệu chứng, phương pháp điều trị hay các vấn đề liên quan tới bệnh da liễu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Người có da dầu thường bị bệnh gì?
Đỏ da – triệu chứng của bệnh đỏ da toàn thân
Cách dưỡng ẩm da an toàn và hiệu quả
Bị chàm da trên mặt phải chăm sóc da như thế nào?
5 cách chữa viêm da tiết bã theo dân gian hiệu quả nhất
Điều trị mụn mủ hiệu quả bằng việc áp dụng phương pháp điều trị mới
Veraderm giúp mình điều trị thành công bệnh viêm da tiết bã
Rối loạn tiết bã nhờn và những phiền toái mà chúng gây nên
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |