Một trong những yếu tố giúp bạn sở hữu một làn da khỏe khoắn là tạo cân bằng pH cho da. Vậy cân bằng pH cho da là gì? Tác dụng ra sao? Cách cân bằng pH cho da như thế nào? Cùng Veraderm tìm hiểu chi tiết nhé.
Độ pH là viết tắt của Potential of Hydrogen, là thông số cho thấy một chất liệu nào đó có tính kiềm hay tính axit. Thông số này có giá trị từ 0 – 14 độ. Độ pH trung bình của bất kỳ thực thể nào cũng là 7, chỉ số pH nếu cao hơn 7 là tính kiềm và nhỏ hơn 7 là tính axit.
Làn da của con người cũng có tính axit nhẹ và theo nghiên cứu độ pH tự nhiên của da nằm trong khoảng 4,5 – 6,2. Cân bằng pH cho da là việc bạn duy trì làn da của mình luôn ở mức pH bằng với pH tự nhiên.
Da là cơ quan có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Nó được coi là một hàng rào axit, một lớp màng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Khi da bị tổn thương (bị rách, bỏng,..) sẽ là cơ hội cho vi sinh vật, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể.
Thực tế, trên bề mặt da nhất là vùng da mặt luôn tồn tại các hệ vi sinh vật. Trong điều kiện axit tự nhiên, hệ vi sinh vật này sẽ phát triển theo chiều hướng có lợi, hình thành lợi khuẩn, tăng thêm sức đề kháng cho da. Nếu da bị mất cân bằng pH liên tục, độ pH luôn ở mức quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến da của bạn xấu đi rất nhiều. Triệu chứng thường thấy nhất khi mất cân bằng pH là da khô, yếu, mọc mụn, mẩn đỏ hoặc nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài.
Nghiên cứu trên Tạp chí British Journal of Dermatology chỉ ra rằng trong 8 năm, người có làn da mang chỉ số pH cao (tính kiềm) có lượng nếp nhăn và chân chim nhiều hơn so với những người có chỉ số pH cân bằng.
Vậy nên, không quá khi nói giữ cân bằng pH cho da là xây dựng một “tấm khiên” vững chắc bảo vệ làn da nói riêng và cơ thể nói chung.
Để có thể duy trì sự cân bằng pH cho da bạn cần nắm rõ những yếu tố sẽ tác động tới độ pH của da:
Các loại sản phẩm làm sạch da như sữa rửa mặt, sữa tắm, nước rửa tay,… đã trở nên rất phổ biến. Việc sử dụng các sản phẩm này cũng có thể khiến độ pH trên da của bạn thay đổi. Sự biến đổi thông số pH này là tạm thời có thể cân bằng lại sau vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục và kéo dài sẽ gây mất cân bằng pH cũng như làm rối loạn hệ vi sinh vật trên da.
Bên cạnh đó, làn da của con người nhất là da tay, chân sẽ phải tiếp xúc với những chất tẩy rửa nồng độ cao như bột giặt, tẩy quần áo,… Sự chênh lệch pH cũng như các hóa chất có trong các sản phẩm này có thể tấn công các lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH từ đó, đánh mất sự cân bằng.
Tuổi tác là một yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng tới pH của da. Tuổi càng cao đồng nghĩa với việc quá trình lão hóa sẽ diễn ra càng nhanh, mạnh, độ pH cũng từ đó mà tăng cao hơn. Lúc này, da của bạn sẽ mang tính kiềm, dễ xuất hiện nếp nhăn, đồi mồi, chân chim,…
Tuổi cao cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Khi estrogen và progesterone suy giảm sẽ khiến da tiết nhiều dầu thừa hơn, độ pH trên da cũng mất đi sự tối ưu.
Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn có một chế độ ăn thiếu lành mạnh, nạp nhiều các chất kích thích như rượu, bia, cafein,… thì cần phải thay đổi. Thói quen xấu đó sẽ ảnh hưởng tới các hormone và khiến sức khỏe tổng thể bị giảm sút. Yếu tố bên trong (nội tiết, hormone, gan, thận,…) không tốt kết hợp với tác nhân ngoại cảnh sẽ khiến làn da không còn khỏe mạnh, rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, độ pH của da còn chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, các bệnh lý (viêm da cơ địa, viêm da tiết bã,…)
Để có thể xác định được độ pH của da bạn có thể:
Sử dụng que đo chỉ số pH
Tới bác sĩ da liễu
Quan sát tình trạng làn da của mình: Nếu da bạn mềm mại, không khô ráp là da của bạn đang ở trạng thái cân bằng. Da xuất hiện mụn trứng cá, kích ứng thì có thể da của bạn có độ pH cao, mang tính kiềm. Da có dấu hiệu khô ráp nhất là sau khi sử dụng sữa rửa mặt, sữa tắm thì da bạn đang có pH thấp, mang tính axit.
Việc sử dụng các sản phẩm làm sạch da là nhu cầu hàng ngày của con người. Vì vậy, để vừa có thể cân bằng pH vừa đem lại hiệu quả tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên lành tính.
Để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất, trước hết bạn cần hiểu rõ độ pH da của mình đang ở mức bao nhiêu. Các chuyên gia da liễu khuyên rằng nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch da có độ pH từ 5.5 – 6.5 tương đương với mức cân bằng pH của da. Ở chỉ số này, các sản phẩm có thể phá vỡ lớp axit tự nhiên để làm sạch da mà vẫn giữ được độ ẩm cho da.
Để có thể cân bằng pH cho da bạn cũng cần cân bằng pH ngay bên trong cơ thể mình. Độ pH tự nhiên của máu là 7.3 – 7.45, thiên về tính kiềm. Một chế độ ăn với các chất đạm vừa đủ, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, hạn chế tối đa các chất kích thích sẽ giúp bạn cân bằng pH rất tốt đó.
Bạn không nhìn nhầm đâu. Nhiều người có thói quen tắm 2-3 lần trong một ngày. Điều này đem đến cho bạn cảm giác sạch sẽ nhưng chưa chắc đã tốt cho làn da của bạn. Việc tắm rửa, tiếp xúc quá nhiều với nước và các chất làm sạch sẽ khiến da của bạn bị tăng pH và phải mất vài tiếng mới trở lại cân bằng. Sẽ càng trầm trọng hơn nếu bạn là một người có làn da nhạy cảm.
Vì vậy, không cần thiết phải tắm quá nhiều lần trong một ngày. Sau khi tắm, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để đẩy nhanh quá trình da tự cân bằng axit.
Cân bằng pH cho da là rất cần thiết nếu bạn muốn sở hữu một làn da khỏe mạnh, mịn màng. Hãy lựa chọn cho mình những sản phẩm chăm sóc da phù hợp, chế độ ăn lành mạnh để có làn da như ý bạn nhé.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới các vấn đề về da liễu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.
Tôi đã loại bỏ viêm da tiết bã như thế nào?
Lô Hội Trong Điều Trị Viêm Da Tiết Bã Có Thực Sự Đáng Tin?
Vì sao ngứa da? Phát hiện bất ngờ có thể bạn chưa biết
Những cách chữa ngứa da hiệu quả
Bệnh viêm da tiết bã là gì? Đặc điểm của bệnh viêm da tiết bã
Cách dưỡng ẩm da an toàn và hiệu quả
Rối loạn tiết bã nhờn và những phiền toái mà chúng gây nên
Mình đã chữa viêm da tiết bã tại nhà thành công
Sản phẩm | Đơn giá | Số lượng | Thành tiền |
---|---|---|---|
VeraDerm (tuýp 20g) (20g) | 375.000đ/tuýp | 750.000 đ | |
Tổng | 750.000 đ | ||
Chưa bào gồm phí vận chuyển |